Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn siêu đơn giản ít người biết 

Vệ sinh nón bảo hiểm là việc cần thiết bạn nên làm để đảm bảo an toàn cho da đầu và giữ tóc luôn thơm tho. Một chiếc mũ bảo hiểm sạch sẽ, thơm tho cũng giúp bạn tự tin hơn khi di chuyển trên mọi nẻo đường phải không nào? Vậy phải vệ sinh nón bảo hiểm như thế nào? Và bao lâu nên vệ sinh 1 lần? 

Hiểu được tầm quan trọng của mũ bảo hiểm trong việc bảo vệ an toàn tính mạng con người khi tham gia giao thông, nhiều doanh nghiệp lựa chọn in mũ bảo hiểm làm quà tặng khách hàng. Cùng với việc lựa chọn nón bảo hiểm chất lượng, việc đảm bảo vệ sinh cho món quà tặng này cũng vô cùng quan trọng mà ai cũng cần nắm rõ. Hôm nay, BlueGift Việt Nam xin được chia sẻ đến bạn cách vệ sinh nón bảo hiểm siêu đơn giản!

Có nhất thiết phải vệ sinh nón bảo hiểm?

Nón bảo hiểm là vật dụng gắn liền với cuộc sống người dân Việt Nam. Chúng ta luôn sử dụng vật dụng này hàng ngày khi tham gia giao thông. Nhưng ít ai nghĩ đến việc phải vệ sinh nón bảo hiểm. Bởi, chúng ta không hình dung hết được những tác hại khi đội nón bảo hiểm không đảm bảo vệ sinh.

Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn siêu đơn giản ít người biết 1
Mọi người dân đều phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông*

Các bộ phận bên ngoài phần đầu bao gồm da đầu và tóc. Đây chính là những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với chiếc nón bảo hiểm. Việc bạn đội nón bảo hiểm không sạch sẽ, chứa nhiều bụi, ẩm mốc, mùi hôi khiến da đầu dễ bị nấm mốc, ẩm ướt gây viêm nhiễm. Ngoài ra, nón bảo hiểm bẩn cũng khiến tóc mau bẩn, khô ráp và dễ gãy rụng hơn.

Có thể 1 chiếc nón bảo hiểm chất lượng được thiết kế từ nhiều lớp với nhiều chất liệu cao cấp khác nhau. Và nó sẽ không tiếp xúc hay bị bụi bẩn bám dính nhiều như mũ vải, mũ len… nhưng qua thời gian dài sử dụng, các chất gây bẩn dần dần tích tụ. Do đó, bạn nên vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên. Nếu không có nhiều thời gian, cũng đừng quên làm sạch mũ bảo hiểm ít nhất 3 tháng/lần nhé!

Vật dụng cần chuẩn bị để vệ sinh nón bảo hiểm

Khi vệ sinh bất kỳ vật dụng nào gắn liền với cơ thể, chúng ta cũng cần chuẩn bị một số dụng cụ, sản phẩm làm sạch. Theo đó, để vệ sinh mũ bảo hiểm, bạn cần một số vật dụng như sau:

Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn siêu đơn giản ít người biết 2
Các vật dụng cần chuẩn bị để vệ sinh nón bảo hiểm*
  • Bình xịt nước hoặc vòi xịt nước
  • Dầu gội đầu hoặc bột giặt ít chất tẩy rửa
  • Bàn chải đánh răng lông mềm, loại nhỏ
  • Một chậu đựng nước hoặc thau gội đầu

Lời khuyên cho bạn là không nên dùng bàn chải cũ để tránh gây xước mũ bảo hiểm. Bên cạnh đó, nên dùng loại dầu gội thường dùng để vệ sinh nón bảo hiểm thay cho các loại bột giặt. Điều này giúp bạn tránh khỏi dị ứng, kích ứng da đầu.

Để vệ sinh nón bảo hiểm, bạn cần dành ra khoảng 15 – 20 phút rảnh rỗi vào buổi sáng. Nên lựa chọn những ngày trời nắng đẹp để mũ khô nhanh, tránh ẩm ương gây mùi khó chịu.

Cách vệ sinh nón bảo hiểm siêu đơn giản

Thị trường có rất nhiều loại nón bảo hiểm khác nhau, bạn đang sở hữu nón bảo hiểm loại nào? Mỗi loại  nón bảo hiểm sẽ có cách vệ sinh, làm sạch khác nhau. Dưới đây là cách vệ sinh nón bảo hiểm từng loại:

1. Vệ sinh nón bảo hiểm nửa đầu

Mũ bảo hiểm nửa đầu có thể tháo rời được từng bộ phận nên việc làm sạch khá đơn giản. Việc tháo rời cũng giúp hạn chế va chạm gây trầy xước sản phẩm.

Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn siêu đơn giản ít người biết 3
Tháo rời từng bộ phận của nón bảo hiểm để vệ sinh*
  • Bước 1: Tháo rời chiếc nón bảo hiểm theo trình tự từ kính che, lưỡi mũ, quai mũ, lớp vải lót bên trong…
  • Bước 2: Dùng một lượng ít dầu gội dầu chuyên dụng (hoặc bột giặt) hòa tan vào nước ấm.
  • Bước 3: Ngâm các lớp lót, quai mũ vào chậu nước vừa pha khoảng 10 phút. Dùng bàn chải chà nhẹ nhàng, giặt sạch quai và các lớp lót.
  • Bước 4: Cho 1 ít dầu gội hoặc xà phòng vào thau nước lạnh rồi cho kính, lưỡi mũ, vỏ mũ vào, kì cọ từng bộ phận. Dùng bàn chải nhỏ chà nhẹ nhàng để làm sạch toàn diện.
  • Bước 5: Dùng bình xịt hoặc vòi xịt làm sạch từng bộ phận trên rồi mang chúng đi phơi.

Chú ý: Sau khi vệ sinh nón bảo hiểm, chỉ nên phơi nón bảo hiểm ở những nơi khô thoáng, có ánh nắng mặt trời nhẹ, tránh phơi ở những nơi không đảm bảo vệ sinh.

2. Vệ sinh nón bảo hiểm 3/4, fullface, flip-up

Với những loại nón bảo hiểm không thể tháo rời, việc vệ sinh có thể sẽ gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên, cách làm sạch chúng cũng vô cùng đơn giản.

Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn siêu đơn giản ít người biết 4
Dùng bình xịt làm sạch dung dịch vệ sinh trên mũ bảo hiểm*
  • Bước 1: Pha bột giặt hoặc dầu gội đầu vào một thau nước ấm.
  • Bước 2: Làm sạch bề mặt bên ngoài của nón bảo hiểm và kính nón. Dùng bình xịt hoặc vòi xịt làm sạch vùng vừa vệ sinh.
  • Bước 3: Dùng bài chải lông mềm chà nhẹ nhàng các bộ phận bên trong nón bảo hiểm rồi xịt nước sạch.
  • Bước 4: Ngâm toàn bộ chiếc nón vào thau nước có chứa dầu gội hoặc bột giặt khoảng 10 phút. Dùng tay bóp nhẹ nhàng các bộ phận làm từ vải, xốp để đưa bụi bẩn ra ngoài.
  • Bước 5: Xịt nước làm sạch vùng nước bẩn có chứa dung dịch vệ sinh. Phơi mũ ở nơi sạch sẽ, thoáng mát.

3. Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn

Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn không khó nhưng phải làm thế nào để đảm bảo nón bảo hiểm sạch sẽ mà vẫn giữ được màu sơn thẩm mỹ như ban đầu lại không hề đơn giản.

Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn siêu đơn giản ít người biết 5
Phơi mũ bảo hiểm ở nơi sạch sẽ, khô ráo*
  • Bước 1: Tháo rời các bộ phận cấu tạo nên nón bảo hiểm theo trình tự: Kính, lưỡi, quai, lớp vải đệm, lớp xốp.
  • Bước 2: Pha dung dịch vệ sinh (dùng bột giặt hoặc dầu gội đầu với nước ấm) vào một chậu lớn. Ngâm tất cả các bộ phận vừa tháo rời vào chậu dung dịch vừa pha.
  • Bước 3: Sử dụng bàn chải lông mềm chà nhẹ nhàng phần quai và các lớp lót trong của mũ.
  • Bước 4: Với phần lưỡi mũ, kính và vỏ mũ, bạn nên thể sử dụng nước lau kính và vải mềm hoặc bông gòn để làm sạch.
  • Bước 5: Với những chiếc nón bảo hiểm có lỗ thông gió, bạn có thể dùng tăm bông nhúng dung dịch làm sạch rồi cọ nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn.
  • Bước 6: Hong khô mũ ở những nơi sạch sẽ, có gió tự nhiên. Không nên phơi mũ bảo hiểm sơn trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Cách vệ sinh phần kính mũ bảo hiểm

Với môi trường giao thông nhiều khói bụi như ở Việt Nam, việc bảo vệ phần mắt khi tham gia giao thông là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì thế mà đông đảo người dân lựa chọn nón bảo hiểm có kính bảo vệ mắt hoặc lắp kính bảo vệ mắt lên nón bảo hiểm.

Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn siêu đơn giản ít người biết 6
Thường xuyên vệ sinh kính mũ bảo hiểm để không cản trở tầm nhìn của mắt*

Để kính mũ bảo hiểm luôn sáng bóng, sạch sẽ, tránh các trường hợp gây cản trở tầm nhìn, bạn cần vệ sinh nó thật kỹ lưỡng và thường xuyên. Cách vệ sinh kính nón bảo hiểm cũng rất dễ.

Bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn vải mềm hoặc bông gòn dạng miếng, dầu gội, vòi xịt hoặc bình xịt, 1 chiếc chậu lớn.

  • Bước 1: Pha 1 ít dầu gội vào chậu nước rồi cho khăn vải vào làm ướt. Trùm khăn vải lên toàn bộ phần mặt kính bên ngoài để lấy hết lớp bụi bẩn. Thực hiện tương tự với lớp kính bên trong.
  • Bước 2: Dùng khăn hoặc miếng bông gòn lau nhẹ nhàng 2 bên bề mặt kính để loại lớp nước có chứa dung dịch. Tiếp tục lau nhiều lần đến khi đảm bảo kính ráo nước.
  • Bước 3: Đặt kính ở nơi khô ráo, sạch sẽ cho kính khô tự nhiên. Sử dụng nhựa đánh bóng để làm sạch lại bền mặt 2 bên kính là xong.

Cách phơi nón bảo hiểm đúng chuẩn

Sau khi vệ sinh nón bảo hiểm, tùy vào từng loại nón có cách phơi riêng. Tưởng chừng như đơn giản nhưng phơi nón bảo hiểm đúng cách giúp duy trì độ bền và tính thẩm mỹ hiệu quả cho sản phẩm.

Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn siêu đơn giản ít người biết 7
Không phơi mũ bảo hiểm dưới trời nắng gắt*

Phơi nón bảo hiểm nguyên khối

Đặt nón bảo hiểm tại những vị trí có sạch sẽ, có nắng nhẹ và gió. Thường xuyên kiểm tra và lật ngược bên trong nón bảo hiểm để làm khô quai và các lớp lót bên trong.

Không nên phơi nón bảo hiểm ở những nơi ẩm ướt, có mùi hôi. Tránh phơi nón bảo hiểm dưới ánh nắng to sẽ làm phai màu sơn và làm giảm độ bền sản phẩm.

Phơi từng bộ phận nón bảo hiểm

Với những chiếc nón bảo hiểm có thể tháo rời từng bộ phận, việc làm khô chúng cũng đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ cần đặt tất cả các bộ phận nón bảo hiểm đã vệ sinh tại khu vực khô ráo, sạch sẽ, có gió, có ánh nắng nhẹ.

Nếu vệ sinh nón bảo hiểm lúc trời mưa, bạn cũng có thể sử dụng máy sấy để hong khô các bộ phận rồi lắp sản phẩm trở lại hoàn thiện như ban đầu.

Mẹo khử mùi hôi cho nón bảo hiểm cực hay

Có thể bạn không phải là người bận rộn và cũng không khéo léo trong việc vệ sinh nón bảo hiểm. Đừng nản chí, BlueGift sẽ bật mí cho bạn cách khử mùi hôi nón bảo hiểm cực hay ho dưới đây:

Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn siêu đơn giản ít người biết 8
Xịt khử mùi hôi cho mũ bảo hiểm nếu không kịp vệ sinh*

Cách 1: Dùng xịt khử mùi chuyên dụng

Những sản phẩm xịt khử mùi, vệ sinh nón bảo hiểm có mùi hương khá dễ chịu. Đồng thời chứa các thành phần nhẹ dịu, an toàn cho da đầu. Bạn chỉ cần xịt nhẹ sản phẩm quanh lòng nón bảo hiểm. Tuy nhiên, đây chỉ là cách “chữa cháy” tạm thời, để đảm bảo vệ sinh cho chiếc nón bảo hiểm, bạn vẫn phải giặt sạch.

Cách 2: Dùng thêm miếng lót bên trong

Miếng lót có tác dụng ngăn cách da đầu với lớp lót bên trong nón bảo hiểm. Nếu bạn chưa có thời gian rảnh để vệ sinh nón bảo hiểm, sử dụng miếng lót này chính là giải pháp tuyệt vời. Tuy nhiên, sử dụng miếng lót này trong những ngày nắng nóng sẽ khiến phần da đầu thêm nóng và khó chịu đấy nhé!

Mẹo bảo quản mũ bảo hiểm sử dụng được lâu bền

Ngày nay, để phần các doanh nghiệp sẽ lựa chọn những sản phẩm mũ bảo hiểm quảng cáo chất lượng làm quà tặng khách hàng. Bởi độ bền của sản phẩm cũng có tác dụng PR cho thương hiệu lâu dài. Tuy nhiên, độ bền của một chiếc mũ bảo hiểm còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sử dụng của mỗi người.

Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn siêu đơn giản ít người biết 9
Dùng khăn vải lau nhẹ nhàng từng bộ phận của mũ*

Theo đó, để việc vệ sinh nón bảo hiểm hiệu quả giúp sản phẩm luôn sáng đẹp, bền màu và bảo vệ tốt nhất cho bản thân, bạn đừng bỏ qua các mẹo dưới đây nhé!

  • Lau khô mũ bảo hiểm và kính che mắt bằng khăn vải mềm, miếng bông gòn ngay sau khi làm sạch.
  • Không nên đội mũ bảo hiểm khi tóc ướt. Nên sấy khô tóc trước khi đội để hạn chế vi khuẩn, ẩm mốc, giàu và duy trì độ bền cho mũ.
  • Hạn chế để găng tay, khẩu trang, khăn lau mặt… vào mũ bảo hiểm.
  • Thường xuyên lau bụi bẩn trên mũ bảo hiểm và kính che mắt bằng khăn vải mềm.
  • Kéo quai mũ vừa phải, không dùng quai mũ quá dài dễ gây nguy hiểm khi di chuyển lúc trời có gió.
  • Tránh làm rơi rớt mũ bảo hiểm hoặc để sản phẩm va đập mạnh, đảm bảo độ bền chắc cho sản phẩm…
  • Kéo dai quai nón vừa phải, không quá lỏng gây tụt mũ lật mũ khi đi gió, không quá căng khiến quai mòn và đứt.
Cách vệ sinh nón bảo hiểm sơn siêu đơn giản ít người biết 10
Nên lựa chọn mũ bảo hiểm chất lượng tốt*

BlueGift Việt Nam vừa chia sẻ đến bạn cách vệ sinh nón bảo hiểm siêu đơn giản nhưng ít người biết. Hãy lựa chọn những sản phẩm mũ bảo hiểm chất lượng đồng hành cùng bản thân, người thân, khách hàng trên mọi nẻo đường và đừng quên vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên để bảo vệ tóc và da đầu nhé!

Trả lời